Dự án

Kiến thức – Kinh nghiệm

Yêu cầu Tòa quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con

  Tôi kết hôn năm 2011 và hiện nay chúng tôi có 2 con. Con lớn 6 tuổi – đang học lớp 1(cháu mang họ tôi vì tôi khai sinh cho cháu nhưng thực chất cháu là con riêng của vợ tôi) Con nhỏ 20 tháng tuổi. Nay cuộc sống gia đình có những đổ vỡ tư vấn ly hôn không thể hàn gắn được nên chúng tôi quyết định ly hôn. Tôi đề nghị được nuôi đứa nhỏ(20 tháng tuổi) không cần chu cấp, cô ấy cũng đề nghị nuôi cả 2-có chu cấp cho đứa nhỏ của tôi(Tất nhiên tôi không nói về khía cạnh của đứa lớn). nói chung là cả 2 chúng tôi đều giành quyền nuôi con nhỏ.

yeu-cau-toa-quyet-dinh-thay-doi-nguoi-truc-tiep-nuoi-con

Hiện nay tôi là kỹ sư đang làm ổn định (có hợp đồng lao động không thời hạn)tại văn phòng 1 Công ty xây dựng (Làm giờ hành chính 8h/ ngày và 5 ngày /tuần)với mức thu nhập cứng là >4 triệu/tháng sau khi đã trừ tất cả khoản BHXH,BHYT,BHTN,BHTN,Phí CĐ…và tôi đang ở nhà chị gái tôi(Từ khi ly thân) Gia đình tôi đều đã ổn định, thủ tục xin ly hôn các chị đều có gia đình và thu nhập cũng khá. Nhà chị tôi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 5km. Vợ tôi hiện đang không có việc làm, đang xin việc, có chỗ nhận với mức lương 2,5 triệu/tháng qua tết mới đi làm, nói chung Công việc không được ổn đinh, đang ở nhà thuê với mẹ+Chị+em trai. Chị + Em trai cũng đang thất nghiệp, mẹ cô ấy thì làm hàng đính hạt vào áo thu nhập khoảng 1,0 đến 1,4 triệu tháng nhưng không ổn định, tháng có tháng không. Vậy nay nếu ra Toà tôi có thể giành được quyền nuôi con nhỏ 20 tháng không?Cháu có thể ở với tôi cả tuần mà không cần mẹ(Khi ly thân tôi và cháu ở nhà chị gái tôi cả tháng không đòi mẹ, Chị tôi chăm sóc tư vấn ly hôn đơn phương cháu khi tôi đi làm, Chị tôi không đi làm vì anh tôi đi lao động tại Mỹ chu cấp về cho 2 mẹ con, chị tôi chỉ lo cho con trai đã học lớp 7 về việc học thôi)?Tôi biết theo quy định nguyên tắc thì trẻ dưới 36 tháng tuổi giao mẹ nuôi dưỡng, nhưng với những điều kiện như trên thì tôi có cơ hội được Toà giao quyền nuôi con không?Quyền và trách nhiệm của tôi như thế nào?Tôi cần cung cấp hồ sơ hay tài liệu gì để chứng minh tôi đủ khả năng nuôi con? Mong luật sư tư vấn quyền nuôi con giúp Tôi.
Bạn đã biết Luật qui định trẻ dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc là giao cho mẹ nuôi, nguyên văn câu cuối khoản 2 điều 92 Luật Hôn nhân – gia đình như sau : ” Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.” Nghĩa là chỉ khi nào các bên ( bạn và vợ ) không có thỏa thuận nào thủ tục ly hôn đơn phương khác thì con dưới ba tuổi mới giao cho mẹ trực tiếp nuôi, còn nếu có thỏa thuận giữa các bên thì việc nuôi con sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Như vậy, khi ra Tòa ly hôn nếu bạn muốn nuôi đứa con 20 tháng tuổi của mình thì chỉ có mỗi cách duy nhất là phải thỏa thuận được với Mẹ của nó. Việc bạn chứng minh mình có thu nhập cao hơn, điều kiện sống tốt hơn vợ không có giá trị trong trường hợp này vì Luật không qui định. Tuy nhiên, sau khi ly hôn và Tòa quyết định giao đứa trẻ 20 tháng tuổi cho vợ bạn trực tiếp nuôi dưỡng, một thời gian sau nếu bạn có chứng cứ tư vấn thủ tục ly hôn để chứng minh người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con theo qui định tại điều 93 Luật hôn nhân – Gia đình.
Trẻ 20 tháng tuổi là nhũ nhi ( trẻ còn bú mẹ ) nên không ai có thể nuôi chúng tốt hơn chính người mẹ đẻ. Mới ngần ấy tuổi đầu mà lâm cảnh cha, mẹ ly hôn đã là một thiệt thòi rất lớn cho chúng ( ở với mẹ thì “mồ côi” cha, ở với cha thì “mồ côi” mẹ, đó là trước mắt, còn lâu dài chúng sẽ “mồ côi” cả cha, lẫn mẹ bởi song thân còn sống nhưng thủ tục xin ly hôn mỗi người đã xây dựng riêng cho mình một mái ấm mới, hạnh phúc mới ), thì bạn đừng giành giật con trẻ ra khỏi vòng tay mẹ khiến cháu càng thêm thiệt thòi. Đây là kinh nghiệm và là điều tôi trao đổi với bạn ngoài Luật để bạn tham khảo.

Scroll to Top