Dự án

Kiến thức – Kinh nghiệm

Cách đặt tên công ty doanh nghiệp hay


Trước khi tiến hành đặt tên công ty, bạn phải xác định rõ cái tên đó có được dùng làm tên thương hiệu hay không? Đặt tên công ty ưu tiên tên cá nhân, chủ đầu tư, hay ưu tiên sản phẩm, dịch vụ?

• Mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn là gì?
• Các sản phẩm, dịch vụ chính?
• Thị trường địa phương hay thị trường cả nước?
• Có mở mộng xuất khẩu hay không?….

Doanh nghiệp thường nhầm lần giữa tên công ty và tên thương hiệu, bạn có thể biết Trà xanh 0 độ chứ ít biết Tân Hiệp Phát là ai. Đa phần các doanh nghiệp thường lựa chọn tên công ty cho thương hiệu của mình, khi đó, hai khái niệm này không thực sự khác nhau nhiều.

Xác định rõ các yếu tố về khách hàng, thị trường, mặt hàng kinh doanh, mục tiêu, khát vọng của doanh nghiệp trước khi đặt tên sẽ cho thấy một cái tên công ty có tầm nhìn và thuyết phục khách hàng.

Sau khi đã xác định rõ những yếu tố trên, bạn có thể tham khảo những cách đặt tên công ty hay ho và chuyên nghiệp dưới đây, để thêm cảm hứng và ý tưởng cho công việc đặt tên công ty của mình:




Đặt tên theo chủ doanh nghiệp

Đây là cách đặt tên khá phổ biến tại Việt Nam, với những tên công ty khá nổi tiếng như: Thái Tuấn, Bình Tiên, Việt Tiến, Ngọc Khánh,… và hàng ngàn tên công ty đưuọc đặt theo cách này.

Tên công ty đặt theo chủ doanh nghiệp có điểm mạnh chính là khẳng định sở hữu với công ty. Nếu chủ doanh nghiệp có những mối quan hệ tốt, tên công ty đặt theo phương thức này cũng dễ dàng kêu gọi được đầu tư từ những đối tác quen biết.

Một ưu điểm nổi bật nữa là không tốn thời gian và công sức đặt tên công ty.

Tuy nhiên tên gọi này thường dễ bị trùng lặp, không nêu bật được đặc thù riêng của doanh nghiệp, và tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp cho khách hàng, khó phát triển với phạm vi rộng. Đó là những yếu điểm mà chủ doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi quyết định cách đặt tên công ty này.


Đặt tên công ty theo địa danh

Cách đặt tên này phổ biến với những doanh nghiệp đầu ngành tại địa phương, hoặc đối với những địa phương có ưu thế nổi trội về sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Nếu doanh nghiệp không thuộc hai trường hợp trên, việc đặt tên theo cách thức này sẽ hạn chế thị trường của sản phẩm, hơn nữa còn cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

Đặt tên công ty theo cách này cũng có thể sa vào cái bẫy của hàng trăm công ty với những cái tên nơ nớ nhau: xuất khẩu Hà Thành, công nghệ Hà Thành, quảng cáo Hà Thành, thương mại Hà Thành,… rất khó để phát triển thương hiệu của bạn và ghi dấu ấn trong trí nhớ khách hàng.




Đặt tên công ty theo lĩnh vực kinh doanh

Bạn có thể thấy hàng loạt những cái tên như Milk, coffe, bank,… tất cả nhưng thương hiệu đó mang lĩnh vực kinh doanh vào tên công ty, đồng nghĩa với họ sẽ phải gắn bó với nó và rất khó thoát ra khỏi cái giới hạn chính mình đặt ra. Khách hàng thường có xu hướng áp đặt tất cả những thương hiệu liên quan của công ty tới sản phẩm chính của họ.

Lợi điểm lớn nhất của cách thức đặt tên này là ngay lập tức cho khách hàng thấy sản phẩm kinh doanh chính và quan điểm chính thống của công ty.

Tên công ty, là tên gọi có tính pháp nhân của doanh nghiệp, ngược lại, tên thương hiệu lại không nhất thiết phải đảm bảo yếu tố này. Tên công ty đại diện cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tên thương hiệu lại giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng.

Thuong hieu-Bravaro.jpg
Thương hiệu BRAVARO


Đặt tên công ty theo thị trường mục tiêu

Ví dụ như khi bạn muốn xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, bạn có thể đặt tên công ty là G7, G8, hoặc Euro,… tất nhiên bạn sẽ không thể bê nguyên cái tên như vậy mà đăng  ký kinh doanh được, bạn phải thêm vào một số thành tố như G7 coffe, khi đó bạn mới có thể bước vào thị trường mà không bị luật pháp nước sở tại sờ gáy.

Đặt tên công ty theo cách này dễ dàng được thị trường chấp nhận bởi sản phẩm của bạn dành riêng cho họ. Dễ xâm nhập thị trường do tính tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu thị trường sâu sắc trước khi quyết định đặt tên công ty theo cách này, tránh những lỗi cơ bản như: Phạm từ lóng, phạm thuần phong mỹ tục, phạm từ phổ cập,….



Đặt tên công ty theo sứ mệnh kinh doanh

Đây là cách đặt tên doanh nghiệp khá phổ biến hiện tại, việc doanh nghiệp đặt tên theo cách thức này cũng cho thấy tầm nhìn dài hạn của nhà quản lý. Một số cái tên có thể kể đến như: Best buy, bất động sản Cát Tường, Zen Spa,….

Tên công ty theo hình thức này có sức liên tưởng rất tốt, người nghe ngay lập tức sẽ cảm nhận được mục tiêu công ty theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động.

 

Đặt tên công ty theo nguồn gốc sản phẩm

Có khá nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn hình thức này khi mà sản phẩm, dịch vụ kinh doanh không thuộc thế mạnh của đất nước. Một số ngành hàng tiêu biểu có thể kể đến như: Cửa nhựa, điện tử, thời trang,…

Nhiều cái tên đã trở nên quen thuộc với người Việt như: Eurowindow, G7win dow,… ưu điểm của cách đặt tên công ty này ở chỗ nó cho thấy chất lượng sản phẩm ưu việt, tách biệt khỏi các đối thủ cạnh tranh, dựa hơi sự nổi tiếng của nước xuất khẩu để dễ tiêu thụ sản phẩm.

Nhược điểm là tên công ty của bạn sẽ na ná giống khá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh những ngành hàng khác nhau, khách hàng sẽ phải nhớ cả loại hình kinh doanh của bạn.


Đặt tên ngẫu hứng

Tức là bạn có thể sử dụng bất cứ ngôn từ nào bạn yêu thích, sử dụng tên dòng sông gần nhà, hay dùng từ điển và biến tấu để trở thành cái tên công ty của mình. Đôi lúc, sự ngẫu hứng có thể tạo cho bạn một cái tên công ty nổi tiếng như Pepsi chẳng hạn?

Đặt tên công ty theo 7 cách thức như trong bài viết đã nói cũng chỉ là những cách thức tổng quát nhất để bạn có được một tên doanh nghiệp phù hợp. Tên công ty, không chỉ đươn thuần là một cái tên, nó phải mang đến cho doanh nghiệp những vận may không ngờ, những xúc cảm tới từ trái tim khách hàng, những vận hội mới với thị trường mục tiêu… 

Đặt tên công ty cũng quan trọng như đặt tên thương hiệu vậy, một tên gọi chuyên nghiệp và giàu ý nghĩa mang đến cho doanh nghiệp những đối tác trung thành, thêm vào đó là sự may mắn.

Đặt tên công ty doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích sử dụng, mục tiêu phát triển, thị trường chính thống và thị trường mở rộng, sứ mệnh, tầm nhìn hoạt động kinh doanh trong tương lai để có một cái tên công ty cho phù hợp.

Nếu bạn có bất cứ khó khăn nào cần chia sẻ, có bất cứ câu hỏi nào cần lắng nghe, hay cần trao đổi về ý tưởng thiết kế, lý tưởng thương hiệu của mình… Hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi!



Công ty thiết kế Logo Thương hiệu Goldidea

 



► VP HÀ NỘI: P.307, Nhà A2, Nguyễn Cơ Thạch, KĐT Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội

► VP HCM: Lầu 2, 33 Giải Phóng, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Hotline: HN: 024.6650 7805 / 024.6681 8180 – HCM: 028.6656 8358


Scroll to Top